Chúng tôi gặp lại Chú Huỳnh Khương Ninh vào một buổi chiều tháng 10 của năm 2020 tại Thành phố Cần Thơ. Như những người thân trong gia đình lâu ngày gặp lại, vẫn còn đó vẹn nguyên bao nhiêu ân tình, bao nhiêu kỷ niệm thân thương. Bọn tôi vẫn gọi là Chú bằng cái tên gần gũi là Chú Ninh
Ngồi trao đổi với Chú về chuyện đời chuyện nghề bên bờ sông Hậu, tôi chợt nhớ đến bài thơ của Thiền sư Minh Niệm:
Có lẽ với Chú Ninh, một cây đại thụ, một tinh hoa của ngành điện với gần 40 năm cống hiến cho ngành Điện thì chắc chắn đã trả lời trọn vẹn cho câu hỏi này.
Tốt nghiệp trường đại học Quốc gia Kỹ sư Công nghệ (sau này là Đại học Bách Khoa TP.HCM) năm 1973, được điều động về công trường nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (Cần Thơ) để chuẩn bị tiếp nhận quản lý vận hành Nhà máy. Kể từ lúc đó, cuộc đời của Chú đã gắn chặt với ngành điện.
Và sau nhiều năm miệt mài, cống hiến cả tuổi thanh xuân, Chú được giám đốc Nhà máy (Chú Nguyễn Hoàng Măng) bổ nhiệm vị trí Phó Giám đốc vào năm 1993.Tốt nghiệp trường đại học Quốc gia Kỹ sư Công nghệ (sau này là Đại học Bách Khoa TP.HCM) năm 1973, được điều động về công trường nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (Cần Thơ) để chuẩn bị tiếp nhận quản lý vận hành Nhà máy. Kể từ lúc đó, cuộc đời của Chú đã gắn chặt với ngành điện.
Nhưng không dừng lại ở đó mà hành trình vẻ vang nhất của Chú lại là ở một miền đất khác với tên gọi Phú Mỹ. Năm 1996, Nhà máy điện Phú Mỹ tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập. Giai đoạn đầu nhà máy có 2 tổ máy turbine khí với Công suất ban đầu là hơn 300MW, đây là nhà máy điện có công suất lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ. Nhận lệnh điều động từ cấp trên, khi ấy là Bộ Năng Lượng, về Phú Mỹ đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy điện Phú Mỹ, Chú đã trăn trở rất nhiều.
Để xây dựng lên lực lượng nòng cốt cho vận hành và bảo dưỡng nhà máy, Lãnh đạo Nhà máy đã xin cấp trên huy động nhiều người giỏi nghề từ các Đơn vị khác như anh Phan Thanh Xuân (trưởng ca Nhà máy điện Thủ Đức), anh Võ Anh Tuấn (Quản đốc sửa chữa Nhà máy điện Trà Nóc), anh Cao Minh Trung (Quản đốc sửa chữa Nhà máy điện Chợ quán), đồng thời tuyển dụng kỹ sư, công nhân từ các trường đại học lớn, đặc biệt là tìm kiếm thu hút lực lượng công nhân có tay nghề cao.
Đội vận hành, sửa chữa được đưa ra công trường tham gia thực hành thực tế cùng với nhà sản xuất trong giai đoạn 2 năm bảo hành nhà máy. Trong giai đoạn này, Chú đã chỉ đạo tập trung xây dựng toàn bộ các quy trình vận hành, bảo dưỡng cho tất cả các thiết bị. Bằng cách quay phim, chụp ảnh các hoạt động sửa chữa của chuyên gia nhà chế tạo, đã hình thành nên bộ dữ liệu sinh động và quý giá cho những người thợ sửa chữa.
Công suất Phú Mỹ từ 300 MW tăng dần lên 2540 MW vào năm 2004, trở thành Trung tâm điện lực lớn nhất và đặc biệt quan trọng của đất nước. Có thời điểm sản lượng phát điện của Phú Mỹ chiếm hơn 30% sản lượng điện quốc gia.
Nhưng Phú Mỹ không chỉ có 1 loại hệ thống phát điện như các nhà máy khác, mà có tới 3 loại khác nhau từ các nhà sản xuất Alstom, Siemens và Mishubishi, tất cả đều chưa hề có tiền lệ hay mô hình sửa chữa, vận hành tương tự tại Việt Nam. Nhưng bằng nhiều giải pháp quyết liệt, những người Phú Mỹ khi ấy đã từng bước làm chủ hoàn toàn công tác vận hành, sửa chữa của các tổ máy.
Vào các tháng mùa khô hàng năm, sản xuất của nhà máy vô cùng căng thẳng. Các trạm điện tại Phú Mỹ gần như “đỏ rực” để tải điện từ miền Nam ngược ra miền Bắc. Toàn bộ lực lượng vận hành và sửa chữa luân phiên túc trực 24/24 để giữ cho các tổ máy phát điện liên tục.
Khi sự cố thiết bị xảy ra, Chú yêu cầu đội sửa chữa phải có mặt tại vị trí sự cố không quá 30 phút kể từ khi có mệnh lệnh từ Phân xưởng Vận hành, không cần biết ngày hay đêm, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật rất nặng. Tương tự như vậy trong các kỳ sửa chữa lớn dài ngày, các Phân xưởng sửa chữa phải tuân thủ nghiêm ngặt tiến độ đã đề ra.
Cùng với “Thiết quân luật” – như cách nói của Chú, đưa ra cho các phân xưởng, Chú dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác sáng kiến. Chú hay nói với các kỹ sư rằng: “Người kỹ sư phải là người nghĩ ra các sáng kiến hay để cải tiến chất lượng công việc và làm cho anh em mình bớt cực hơn”. Từ đây phong trào sáng kiến hình thành, vừa góp phần vô cùng quan trọng trong việc hợp lý hóa sản xuất mà còn đong đầy tính nhân văn.
Có một sự kiện mà Chú không bao giờ quên được, đó là vào tháng 01 năm 2000, tổ máy GT22 (150MW) thực hiện đại tu theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong giai đoạn chuẩn bị thì nghe được thông tin bất ngờ từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (sau này là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là kết quả đàm phán về giá vật tư và chuyên gia với Nhà sản xuất có thể sẽ thất bại. Tổng Giám đốc đã trao đổi với Chú Thuấn (Giám đốc) và Chú, hỏi rằng Nhà máy có thể tự thực hiện đại tu mà không cần chuyên gia được không.
Chẳng những phúc đáp với cấp trên rằng Nhà máy sẽ tự làm được, mà các Chú còn viết hẳn cam kết với Tổng Giám đốc rằng các Chú sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu công trình này thất bại. Và kết quả thế nào thì mọi người đều đã biết. Thành công đó đã tạo ra tiếng vang lớn trong ngành điện, làm thay đổi cách nhìn của các nhà sản xuất chính hãng, buộc họ phải tôn trọng và cầu thị hơn trong hợp tác với Tổng Công ty và Nhiệt điện Phú Mỹ.
Từ năm 2000 trở đi các tổ máy Phú Mỹ phải thường xuyên phát hết công suất, liên tục không được gián đoạn. Mà có những sự cố thiết bị nghiêm trọng, bắt buộc mình phải nghĩ ra giải pháp làm sao mà vừa không làm suy giảm công suất phát điện lại vừa không gây hư hỏng cho thiết bị đó. Và chính kinh nghiệm tại Trà Nóc đã giúp Chú đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.
Nhiều lần như thế lắm, nhưng Chú nhớ nhất lần xử lý độ rung cao ở turbine hơi ST26 công suất 160MW. Nhà sản xuất khuyến cáo cần phải mất 10 ngày để xử lý, nhưng Chú đã hướng dẫn anh em thực hiện thành công trong 24 giờ trong sự thán phục của các chuyên gia chính hãng. Một kỷ niệm nữa là xử lý nứt ống lò thu hồi nhiệt tại Phú Mỹ 1, bằng cách cải tiến hình dạng ống ngay vị trí nứt để ống giãn nở 3 chiều tốt hơn, đã giúp xử lý triệt để tình trạng này”.
Trong cuộc đời làm nghề, không thể kể hết những bằng khen mà Chú được tặng thưởng của các Bộ ngành, địa phương. Nhưng đặc biệt nhất là vào năm 2007, lần đầu tiên Nhiệt điện Phú Mỹ đạt sản lượng kỷ lục trên 17 tỉ kWh. Giám đốc Công ty (Chú Trần Quốc Thuấn) và Chú được nhà nước vinh danh tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì và hạng ba, một phần thưởng vô cùng cao quý dành tặng cho người đã miệt mài với những cống hiến lớn lao cho ngành điện, cho đất nước.
Di sản của Chú để lại cho những người thợ Sửa chữa Phú Mỹ thật sự không thể nào kể ra hết được. Những người thợ sửa chữa Phú Mỹ, mà sau này lực lượng nòng cốt hình thành nên thương hiệu EPS (Tên viết tắt của Công ty Dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO 3 trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3), được Chú đào tạo cẩn thận tỉ mỉ qua hàng chục năm, đã hình thành nên bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo. Đó là tính kỷ luật và tác phong công nghiệp rất cao, rất năng động sáng tạo và tận tâm trong công việc. Xin được tóm tắt tinh thần ấy trong 4 câu thơ sau:
Về cuối câu chuyện, tôi thưa với Chú rằng muốn được nghe lời khuyên của Chú dành cho CBCNV EPS, Chú nói ngay:
“Các cháu phải nhớ câu này, “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại”, thế hệ các các cháu hôm nay có nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới hơn thế hệ của chú, bây giờ văn hóa sửa chữa của mình tốt rồi thì phải liên tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ trên thế giới để phát triển EPS. Để Công ty tụt hậu, chính là phá hoại Công ty”
Chúng tôi hứa với Chú rằng chẳng những thế hệ tiếp theo của EPS mãi mãi nâng niu, giữ gìn khối tài sản đồ sộ về trí tuệ và văn hóa quý giá mà Chú cùng các thế hệ Lãnh đạo Phú Mỹ đã dày công vun đắp, mà trên nền tảng vững chắc đó chúng tôi quyết tâm đưa EPS trở thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam và Asean trong tương lai không xa.
Chia tay Chú chúng tôi về lại Phú Mỹ, mà những cảm xúc cứ dâng trào, những câu chuyện Chú kể cứ như mới hôm qua, vẫn nguyên vẹn giá trị đối với thế hệ của chúng tôi. Sâu thẳm trong trái tim, chúng tôi xin trân thành tri ân Chú Huỳnh Khương Ninh, người thầy vĩ đại của chúng tôi, một cây đại thu, một tinh hoa của ngành điện Việt Nam.
332 Đường Độc Lập (Quốc lộ 51) Thị trấn Phý Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu